您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Kèo vàng bóng đá RB Bragantino vs Ceara, 06h00 ngày 1/4: Khó tin chủ nhà
NEWS2025-04-02 21:09:18【Giải trí】5人已围观
简介 Hư Vân - 31/03/2025 12:10 Kèo vàng bóng đá thứ hạng của arsenalthứ hạng của arsenal、、
很赞哦!(47117)
相关文章
- Soi kèo góc Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3
- Google cập nhật tính năng Android, chia sẻ file dễ dàng hơn
- Độc chiêu “kiếm tiền” lì xì của teen
- Ai viết thay cho các ngôi sao trong những cuốn sách mang tên họ?
- Sòi kèo góc Freiburg vs Union Berlin, 20h30 ngày 30/3
- Thu hồi khẩn 2 lô thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Zinnat Suspension 125mg
- Không khí lạnh sắp tràn về, miền Bắc có nơi dưới 15 độ C
- 28/35 chiến sĩ cơ động Lạng Sơn trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát, An ninh
- Soi kèo góc Napoli vs AC Milan, 1h45 ngày 31/3
- Tai nạn bất ngờ khiến con trai út tử vong, cha chấn thương nguy kịch
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Nữ Tigres UANL vs Nữ FC Juarez, 08h06 ngày 31/3: Hang hùm đi dễ khó về
Kiểm tra điểm phát sóng ở huyện Quế Phong, Nghệ An. Ảnh: NVCC Do đó, việc giải quyết bài toán lợi nhuận, cạnh tranh trong kinh doanh và phát triển hạ tầng phục vụ nhiệm vụ công ích được các doanh nghiệp viễn thông hết sức cân nhắc.
Ngoài ra, mấy năm qua, dịch Covid-19 bùng phát cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển của toàn ngành viễn thông nói chung, hạ tầng viễn thông nói riêng.
Cũng theo ông Đông, mặc dù hệ thống pháp luật về viễn thông khá đầy đủ, tuy nhiên, do sự phát triển nhanh của công nghệ, hạ tầng, dịch vụ, nên một số văn bản hướng dẫn đã chưa theo kịp sự phát triển, do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông và quản lý các dịch vụ viễn thông ở địa phương.
Một số doanh nghiệp viễn thông khi triển khai đã cho biết những khó khăn trong quá trình lập quy hoạch. Ví dụ, việc phải "Fix cứng" toạ độ và bắt buộc phải xây dựng đúng vị trí theo quy hoạch đã được phê duyệt gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế, khi triển khai xây dựng nhiều vị trí phải xê dịch ở cự ly nhất định, khó đúng theo tọa độ đã được phê duyệt trong quy hoạch, khi xê dịch phải thực hiện quy trình điều chỉnh vị trí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại, mất nhiều thời gian.
Ông Hồ Trung Đông - Trưởng Phòng chuyển đổi số (Sở TT&TT tỉnh Nghệ An). Ảnh: Quốc Huy Trên cơ sở những vấn đề phát sinh trong thực tế, tháng 11/2023, Quốc hội đã thông qua Luật viễn thông (sửa đổi) và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 với nhiều nội dung mới, dự kiến sẽ tháo gỡ được các điểm nghẽn, giải quyết được các vấn đề hạn chế sự phát triển của hạ tầng cũng như dịch vụ viễn thông.
Ngoài ra, ngày 14/9/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tích hợp phần quy hoạch kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy hạ tầng viễn thông tỉnh Nghệ An phát triển nhanh, bền vững.
"Việc phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ xây dựng hạ tầng số được Lãnh đạo tỉnh Nghệ An rất quan tâm chỉ đạo, trong đó hệ thống quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được tỉnh triển khai xây dựng một cách bài bản, đúng quy trình, quy định (gồm quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch riêng của các doanh nghiệp được điều chỉnh, bổ sung hằng năm theo nhu cầu phát triển), là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Tỉnh cũng đã thực hiện nhiều giải pháp để đồng hành, tháo gỡ các khó khăn trong quá trình phát triển hạ tầng viễn thông cho doanh nghiệp tại địa phương", ông Đông cho hay.
Hướng nào cho việc giải quyết vùng lõm sóng?
Sắp tới, nếu theo lộ trình tắt sóng 2G vào tháng 9/2024 của Bộ TT&TT, việc phủ sóng 3G, 4G để bù đắp việc thiếu hụt sóng 2G sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phạm vi phủ sóng 3G, 4G nhỏ hơn so với phạm vi phủ sóng các trạm 2G. Đây là bài toán lớn cần giải quyết của cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng.
Theo thống kê, trên địa bàn Nghệ An hiện nay có khoảng 98% diện tích được sóng 2G và 95% là phủ sóng 3G, 4G. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Nghệ An phấn đấu phủ sóng 100% thôn, bản và 100% dân số. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện.Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường khảo sát các trạm viễn thông công ích tại Nghệ An. Ảnh: NVCC Trong đó, ngày 11/9/2023, tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 671/KH-UBND về phát triển hạ tầng số tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2025 với nhiều nhóm giải pháp, bao gồm giải pháp rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn theo Luật Viễn thông (sửa đổi) cũng như quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó bao gồm nguồn kinh phí từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cho phát triển hạ tầng vùng sâu, vùng xa; giải pháp truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong quá trình xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông...
Theo báo cáo tổng hợp sơ bộ từ các doanh nghiệp viễn thông, tỉnh Nghệ An đang có hàng trăm điểm lõm sóng thông tin di động 4G hoặc sóng không ổn định (VNPT khoảng 319 điểm, Viettel khoảng 218 điểm).
Trạm BTS sử dụng đường truyền trung kế vệ tinh tại xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, Nghệ An. Ảnh: NVCC Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác, thực chất vùng lõm sóng cũng như sóng không ổn định, dự kiến quý I năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An sẽ phối hợp với Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích tổ chức khảo sát cụ thể tại các địa phương.
Từ đó sẽ xác định được các khu vực ưu tiên xây dựng hạ tầng viễn thông, sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển hạ tầng vùng sâu, vùng xa, biên giới, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phủ sóng 4G cho 100% dân số của tỉnh Nghệ An.
">Hàng trăm điểm ở Nghệ An chưa có sóng điện thoại
Nhân dịp Trung thu, diễn viên Kim Tuyến tung ra loạt ảnh hoàn toàn mới. Bộ ảnh mang nét ma mị, dân gian kết hợp cùng hơi thở hiện đại là món quà mà cô cùng ê-kíp muốn dành tặng khán giả trong dịp lễ đặc biệt. Không chọn tạo hình Hằng Nga quá quen thuộc như những mỹ nhân khác, nữ diễn viên tiếp tục mang dấu ấn quyến rũ vào bộ ảnh lần này.
">
Kim Tuyến chia sẻ lý do hạn chế nhận vai diễn mới
Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương phát biểu khai mạc hội nghị. Tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ TT&TT) đã trình bày báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí TT&TT trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) và xã NTM nâng cao; báo cáo kết quả thực hiện và hướng dẫn một số nội dung về TT&TT trong các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.
Ông Hải cũng thông tin về quá trình thực hiện thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 5/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT tại UBND xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh thông tin.
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội nghị. Cũng tại hội nghị này, đại diện Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) đã thông tin về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện dự án TT&TT trong các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.
Các đại biểu dự hội nghị. Trong phần trao đổi và thảo luận, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến về việc hỗ trợ xây dựng đài truyền thanh cấp xã, quy định như thế nào về đài xã hay truyền thanh xã, phân biệt về đài xã, các điểm hỗ trợ ứng dụng CNTT cho đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng xã thông minh, quy định về hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp đài truyền thanh cấp xã...
Đại diện Cục Thông tin đối ngoại, Cục Thông tin cơ sở, Văn phòng điều phối nông thôn mới (Bộ NN&PTNT) đã trả lời các câu hỏi của đại biểu đưa ra tại hội nghị.
">TT&TT trong các Chương trình MTQG giai đoạn 2021
Nhận định, soi kèo La Equidad vs Junior FC, 07h30 ngày 1/4: Chủ nhà chìm sâu
"Ông có mặt ở trận Điện Biên Phủ chứ?"
"Có chứ, tôi đã vẽ rất nhiều trong trận chiến".
"Ông còn giữ được bức nào không?"
"Tất nhiên rồi", ông đáp.
Tôi quyết tìm hiểu sâu hơn, vì hẳn là ông Tâm đã lưu giữ được nhiều tài liệu hơn hầu hết các nghệ sĩ mà tôi đã đến thăm. Tôi đã xem vài cuốn kí họa thời chiến và rất muốn khám phá mọi cuốn nhật kí về thời đó.
"Ông có ghi nhật kí trong trận chiến không?", Tôi mạo muội hỏi.
Thay vì trả lời, ông kẹp điếu thuốc vào môi, trầm ngâm một lúc rồi lên lầu. Bà Lân mời thêm tôi món nem rán trong lúc chờ đợi. Tôi không chắc tiếp theo sẽ ra sao. Ông Tâm trở xuống, mang theo một hộp giấy bồi cũ kĩ. Nó bị bỏ quên dưới tủ quần áo hoặc gầm giường lâu đến nỗi lớp bụi đen ẩm ướt dày 5 phân đã phủ kín mặt hộp. Bên trong là tập nhật kí được bọc ni-lông để chống mối mọt ăn mòn di sản hội họa của Việt Nam. Ông lấy ra một cuốn sổ bọc trong một mảnh vải giờ đã bạc màu, nhưng ngày xưa hẳn là xanh thắm.
Đó là nội dung cuộc trò chuyện giữa Sherry Buchanan, biên tập viên nhà xuất bản Asia Ink với phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm tại nhà riêng của họa sĩ tại căn ngõ nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Chính từ cuộc gặp gỡ ấy, cuốn sách Kí họa trong chiến hàobản tiếng Anh được Nhà xuất bản Asia Ink ấn hành năm 2005 và được đánh giá là "đã mang đến một cái nhìn đặc biệt mới lạ về trận chiến oai hùng của thế kỉ XX".
Hai mươi năm sau, nhân Lễ kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Kim Đồng đã đưa lại cuốn nhật kí về với độc giả Việt Nam và xuất bản bản thảo gốc cùng những bức vẽ và kí họa của Phạm Thanh Tâm.
Sách Kí họa trong chiến hào. Ảnh: Tuấn Bình.
Họa sĩ Phạm Thanh Tâm sinh năm 1932 tại Hải Phòng, quê gốc Nam Định. Ông theo học một trong những khóa Mĩ thuật kháng chiến đầu tiên được mở ở chiến khu, với sự dìu dắt của các họa sĩ bậc thầy Mai Văn Nam, Lương Xuân Nhị, Bùi Xuân Phái...
Mười bảy tuổi, Phạm Thanh Tâm nhập ngũ và trở thành phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ trong cả hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: Kháng chiến chống Pháp và Kháng chiến chống Mĩ. Ông từng tham gia các chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Khe Sanh (1968). Ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá và qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.
Các tác phẩm của ông hiện là một phần trong bộ sưu tập tranh thời chiến của Bảo tàng Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và Bảo tàng Anh Quốc.
Người phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm đã viết cuốn nhật kí đặc biệt này trong cuộc hành quân từ Yên Bái bắt đầu ngày 21/2 đến tháng 3/1954 và năm mươi lăm ngày của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhật kí là cuốn sổ tay khổ 14x24 cm, được tái hiện ở khổ cuốn sách này, gồm 44 trang viết tay bằng bút mực.
Điểm xuyết nhật kí là những bức tiểu họa vẽ đồng đội, xe Molotova, bản đồ, cả bức chân dung tự họa tác giả ngồi trên đất, nghiêng đầu cắm cúi viết trong tư thế quen thuộc trong chiến hào ngoài mặt trận.
Tư liệu lịch sử quan trọng này chiếu rọi một nhãn quan độc đáo về những khía cạnh ít được biết đến của cuộc chiến từ phía Việt Nam, đặc biệt là lòng dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ, hi sinh của những người lính Việt Minh.
Theo nhận xét của Jessica Harrison-Hall, Giám tuyển bộ phận Gốm sứ Trung Hoa và Nghệ thuật Việt Nam tại Bảo tàng Anh, nhận xét về các bức vẽ của Phạm Thanh Tâm:“Những ghi chép về chiến trường, lời kể của người lính và những quan sát cá nhân của Phạm Thanh Tâm mang vẻ chân thực và sâu sắc, thấm đượm tình đồng chí của các chiến sĩ. Mặc dù chính thức gia nhập Đại đoàn với tư cách là phóng viên chứ không phải là quân nhân nhưng ông vẫn là một trong số họ. Lúc đó, ông hai mươi hai tuổi, gần gũi thân thiết với những người lính tuổi đời mới mười tám đôi mươi. Ông không có vũ khí nên tin tưởng những người đồng đội cầm súng bằng cả mạng sống của mình".
Ấn bản tiếng Việt sử dụng tư liệu thiết kế và hình ảnh của ấn bản tiếng Anh Drawing Under Fire: War diary of a young Vietnamese artistdo nhà xuất bản Asia Ink ấn hành.
Phần lời dẫn xen kẽ giữa các trang nhật kí cũng được dịch từ ấn bản tiếng Anh. Toàn bộ phần nhật kí của họa sĩ Phạm Thanh Tâm được đánh máy từ bản chép lại cuốn nhật kí năm 1954 của họa sĩ do Asia Ink cung cấp. Người đọc sẽ thấy một số đoạn ghi chép vội, câu văn ngắn, không dấu câu và có phần khó hiểu... song qua đó có thể cảm nhận một cách chân thực nhất cảm xúc của người viết, diễn biến và sức nóng của chiến dịch.
Bà Sherry Buchanan chia sẻ: "Tôi thật lòng ngưỡng mộ sự bình tĩnh của Phạm Thanh Tâm dưới làn đạn của một trong những trận chiến khốc liệt nhất thế kỉ XX, trận chiến lịch sử đã mang lại độc lập cho Việt Nam. Giữa chiến trường ông vẫn giữ được lòng trắc ẩn, giúp đỡ đồng đội của mình thông qua các bức tranh và vẫn có thể bình tâm cầm bút viết ở chốn mà nhà báo Mĩ Bernard Fall mô tả là ‘một góc địa ngục’".
Bài viết của độc giả Nguyễn Tuấn Bình, được gửi từ email "ng...binh@gmail.com"
">Điều quý giá trong cuốn nhật kí bỏ quên dưới gầm tủ
Các bác sĩ nội soi gắp con vắt ra khỏi đường thở của nạn nhân. Qua thăm khám, nội soi mũi họng, BS CKI. Trịnh Thanh Hưng, khoa Tai Mũi Họng, phát hiện có 1 dị vật ký sinh trong đường thở của bệnh nhân. Ekip đã nội soi gắp con vắt rừng ra khỏi đường thở của bệnh nhân. Khi được lấy ra, con vắt rừng còn sống dài khoảng 8cm đang trong tình trạng hút căng máu. Hiện bệnh nhân đã thở tốt, tình trạng sức khỏe ổn định.
Nguyên nhân khiến con vắt có thể chui vào cơ thể bệnh nhi tới từ thói quen sử dụng trực tiếp nguồn nước từ suối để ăn uống, sinh hoạt của gia đình bệnh nhân L.
Đây chính là môi trường mà vắt rừng thường sinh sống, từ đó trôi theo dòng nước vào cơ thể khi bệnh nhi uống trực tiếp nước chưa đun sôi ở khe, suối.
Theo BS CKI. Trịnh Thanh Hưng, khi người bệnh bị vắt rừng (hoặc đỉa) chui vào đường thở, biểu hiện thường thấy là cảm giác khó chịu lỗ mũi, xì mũi, nghẹt mũi, chảy máu mũi. Nếu không được bác sĩ khám và xử lý kịp thời, con vắt/đỉa ngày càng to gây nghẽn khí quản, suy hô hấp… và để kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
Khi có dấu hiệu bất thường về đường thở, người dân cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám sớm để phát hiện và gắp ra kịp thời, tránh để lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phương Lê
">Con Vắt dài 8cm căng máu trốn trong đường thở của bé trai 6 tuổi
Dự báo thời tiết ngày 17/11.
Ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) gửi một số bộ ngành và UBND các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận văn bản về việc ứng phó với bão Man-yi.
Siêu bão Man-yi đang hoạt động trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines, dự báo ngày 18/11sẽ đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12, giật cấp 15.
Để chủ động với ứng phó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các bộ, ngành, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm tàu, thuyền; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động về vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
(Ảnh minh hoạ: VGP)
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới là từ vĩ tuyến 14 đến 19 độ vĩ Bắc, 118 độ kinh Đông; trong 48 giờ tới là từ 15 đến 21 độ vĩ Bắc, 113,5 độ kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh theo các bản tin dự báo).
Bộ NN&PTNT yêu cầu các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành ven biển kể trên cần sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn.
Bộ NN&PTNT đề nghị Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, người dân nhằm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó với diễn biến của bão; trực ban nghiêm túc 24/24, thường xuyên báo cáo về Bộ NN&PTNT qua Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, khoảng 1h ngày 19/11, bão Man-yi đến khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 490km về phía Đông Bắc, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20-25km/h, tiếp tục suy yếu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13.
Sơ đồ dự báo đường đi của bão Man-yi. (Ảnh: NCHMF)
Đến 1h ngày 20/11, bão ở khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160km về phía Bắc, đổi hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được 10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, thời điểm bão Man-yi di chuyển vào Biển Đông cũng là lúc Biển Đông chịu tác động của một đợt không khí lạnh mạnh. Tương tác của không khí lạnh và bão Man-yi sẽ làm cho cường độ và hướng di chuyển của bão Man-yi có nhiều thay đổi.
Điều lưu ý nhất là tương tác của không khí lạnh và bão Man-yi sẽ làm cho thời tiết của khu vực Biển Đông trong những ngày tới rất xấu, gió mạnh, sóng cao và biển động. Diễn biến của cơn bão này còn nhiều thay đổi, cần theo dõi sát.
NGUYỄN VƯƠNG">Siêu bão Man